Có người nói rằng: “Trong chữ Nhẫn của người Trung Quốc, có hình tượng một quả tim, một con dao, và những giọt máu. Do vậy các cụ nói sống phải biết nhẫn nhịn dù cho dao đâm vào tim chảy máu thì vẫn phải nhẫn nhịn thì cơ sự mới lành”.
Có người nhìn thấy chữ Nhẫn lại bảo: “Thiền đấy! – Chữ Trung Quốc vốn là chữ tượng hình, nếu để ý sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên tâm nhẫn nại. Bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là về phương diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ Nhẫn trước tiên”.
Có khi Nhẫn là để yêu thương; có khi Nhẫn để tìm đường cho những lo toan, trắc trở gặp phải; có khi Nhẫn để tránh đụng chạm, xung đột với nhau; có khi Nhẫn là để thêm sự vị tha, lòng trắc ẩn, thêm bạn, bớt thù, để nhận ra trắng, đen… Nhưng chung quy lại, Nhẫn có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp cho chính cuộc sống của mỗi người, cho cả thế giới này.
Nói chung là, bàn về cái này cũng rất khó để nói. Bởi, Nhẫn, đồng nghĩa sẽ là Nhịn và Nhường. Tôi thì có thể làm được cả hai là Nhịn và Nhường. Tuy nhiên, tôi không thích sự thiếu thẳng thắn, không chấp nhận được sự không trung thực, và sẽ không để ai chà đạp lên mình, càng không có chuyện sống với nhau bằng mặt mà không bằng lòng. Đối với tôi, một trái tim trung thực là sự khởi đầu cho một nhân cách trung thực, cho một tình bạn tốt đẹp, cho một gia đình êm ấm, cho một thế giới hòa bình.
Chắc chắn tôi không thể làm vừa lòng được tất cả mọi người sống quanh mình. Nhưng chí ít, tôi có thể làm vừa lòng chính bản thân với những gì tôi đã hiểu. Đó là cách tôi lựa chọn.
Học cách để đối nhân xử thế là cái phải học cả đời. Và tôi thấy thật đáng tiếc cho những ai không chịu học cái môn trường đời này. Bởi tất cả mọi sự thành công hay thất bại trong cuộc đời, một phần lớn là do việc đối nhân xử thế. Và điều tôi thấy từ chính bản thân mình, phải học được chữ Nhẫn và chữ Tâm thì mới học được mọi điều khác.
Silver Place
0 nhận xét:
Post a Comment