Về ý nghĩa, việc cạo đầu đi tu không mang ý nghĩa phân biệt thầy tu với người thường như các bạn tưởng. Cùng với việc đơn giản trong cách ăn mặc, thì việc cạo đầu thể hiện sự vứt bỏ NGÃ chấp, thể hiện sự khiêm hạ đến tột độ trong lối sống của người tu hành. Khi cạo tóc đi, có nghĩa là ta đã không tơ tưởng gì đến hình thức đẹp xấu, không cần chải chuốt, vứt bỏ mọi sỹ diện, tự ái. Đó là hành động đầu tiên mà người tu hành thể hiện quyết tâm gạt bỏ NGÃ CHẤP ở bản thân, quyết tâm đi theo con đường tìm kiếm sự hoàn thiện trí tuệ, quyết tâm xóa bỏ vô minh.
Hành động của các vị tăng, thực ra cũng chẳng mâu thuẫn gì với việc không cạo đầu của nhiều vị tôn giả, bồ tát hay Phật đời trước. Điều này về mặt nào đó cũng rất dễ hiểu. Nó chẳng khác gì như việc những học trò thời @ ngày nay muốn noi gương nghiên cứu khoa học của một giáo sư rất giỏi về lập trình, họ bàn với nhau, mỗi người tự trang bị một máy tính cá nhân để tăng cường thêm điều kiện tự nghiên cứu mạng ngoài giờ học để cố theo kịp thầy. Người thầy thì đâu có cần mua riêng máy tính cá nhân và cũng đâu có bắt buộc học trò mình phải mua máy tính cá nhân. Tự những người trò đặt ra quyết tâm ấy, và họ đồng tâm, nhất trí thực hiện cho bằng được. Chuyện cạo tóc đi tu, cũng giống như thế.
Nói thêm, có lẽ các bạn chưa biết chứ theo truyền thống từ thời Phật tại thế, các nhà sư không mặc áo lành, mà dùng các mảnh vải rách nhặt được, không kể đẹp xấu, màu sắc, họ phải tự mình chắp, ghép các mảnh vải vụn lại với nhau để khâu thành một tấm Y từ nhiều mảnh vụn. Làm như thế để làm gì? Có phải vì họ nghèo túng không thể có áo không? Không phải, có nhiều người sẵn sàng cúng dường áo cho họ, nhưng khi mặc thế, các vị sư muốn tiêu diệt thói kiêu căng, và thói quen thích đẹp thích tiện nghi vốn tiềm ẩn nơi xác thân (tiêu diệt NGÃ CHẤP). Việc mặc áo này có cùng bản chất và ý nghĩa với việc cạo đầu ở trên. Đến nay, tập quán cạo đầu trọc thì đến nay vẫn còn, song việc tự khâu tấm Y từ các mảnh vải vụn thì không còn nữa. Lịch sử và thời gian trôi qua, đã xảy ra những thay đổi nào đó, nhưng bản chất đạo Phật thì vẫn thế và đầy "bí ẩn", "kỳ thú" cho những ai có khát vọng tìm hiểu.
Thân.
0 nhận xét:
Post a Comment